Nên uống tinh dầu hoa anh thảo hay mầm đậu nành để cân bằng sinh lý, làm đẹp

Mất cân bằng nội tiết tố nữ là một trong những yếu tố thường gặp ở chị em phụ nữ. Lựa chọn một sản phẩm giúp cân bằng được nội tiết là hết sức cần thiết. Và nổi bật lên trong số đó là dầu hoa anh thảo và tinh chất mầm đậu nành. Vậy chị em nên chọn loại nào đây? Dưới đây là so sánh giúp chị em có sự lựa chọn phù hợp với cơ thể mình.

Nguồn gốc tinh dầu hoa anh thảo và mầm đậu nành

Hoa anh thảo được du nhập vào châu Âu vào đầu thế kỷ 17 như một loại cây cảnh trong các vườn bách thảo, mà không được công nhận về việc sử dụng chúng làm thuốc. Tuy nhiên, các bộ lạc bản địa ở Bắc Mỹ (cụ thể là Cherokee, Iroquois, Ojibwe và Potawatomi) đã sử dụng cây này làm thực phẩm và cây thuốc trong hàng trăm năm. Ngày nay, hoa anh thảo chủ yếu được biết đến như cây vườn và cây thuốc trong các ngành chuyên môn. Tuy nhiên, hầu hết tất cả các bộ phận của hoa anh thảo đều có thể ăn được và có thể áp dụng về mặt y tế hoặc mỹ phẩm. 

Trong khi đó, nguồn gốc của đậu nành đầu tiên ở Trung Quốc. Rồi lan ra các nước khác như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Malaysia… Đậu nành được biết đến ở Châu Âu vào đầu thế kỷ 18. Sau đó phát triển nhanh ở các nước Châu Mỹ.

Bộ phận dùng trong làm thuốc

Dầu hoa anh thảo là dầu được chiết xuất từ hạt của cây hoa anh thảo

Trong khi đó, tinh chất mầm đậu nành được xuất từ phần cây đậu nành nảy mầm như hình sau.

 

Thành phần có trong tinh dầu hoa anh thảo và tinh chất mầm đậu nành

Tinh dầu hoa anh thảo chứa các loại axit béo thiết yếu, góp phần hình thành màng tế bào và cung cấp các hormone và các chất tương tự hormone cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là hormone sinh dục nữ. Tinh dầu anh thảo có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển các chức năng của não, sự tăng trưởng và phát triển bình thường của cơ thể nhờ chứa thành phần omega 6.

Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy tinh dầu hoa anh thảo chứa nhiều chất có khả năng điều trị bệnh. Vì vậy nó có khả năng làm dịu các cơn đau liên quan đến hội chứng tiền mãn kinh, đồng thời làm giảm sự kích ứng và các bệnh về da. Nó cũng có thể được sử dụng như một chất chống viêm và có vai trò trong các bệnh tự miễn.

Mầm đậu nành chứa các thành phần dinh dưỡng bao gồm:

  • Isoflavon, riboflavin, saponin, protein, acid amin, acid béo.
  • Vitamin A, E, B1, B2, B6, C.
  • Khoáng chất: Natri, kẽm, đồng, kali, sắt, phospho, magie, mangan.

Trong đó, thành phần isoflavon được biết nhiều nhất, được xem là nguồn cung cấp nội tiết tố nữ dồi dào từ thiên nhiên. 

So sánh công dụng tinh dầu hoa anh thảo và tinh chất mầm đậu nành.

Công dụng tinh dầu hoa anh thảo

  • Giảm các triệu chứng khó chịu tiền mãn kinh. Khi đi vào cơ thể, axit gamma linolenic – GLA (một dạng của omega-6) sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành prostaglada serin. Prostaglada serin là hoạt chất có đặc tính kháng sưng viêm tự miễn với công dụng giảm đau, sưng, viêm vô cùng hiệu quả.
  • Trị mụn trứng cá: Tinh dầu hoa anh thảo với hàm lượng axit béo omega-6 cao có tác dụng điều chỉnh và cân bằng lượng hormone trong cơ thể, từ đó giúp cải thiện hiệu quả tình trạng mụn trứng cá do mất cân bằng hormone
  • Không chỉ cải thiện các vấn đề sức khỏe của da, tinh dầu hoa anh thảo còn giúp làn da phái nữ đẹp, mịn màng và chậm lão hóa hơn.

  • Giảm rụng tóc

  • Giảm sưng đau khớp

  • Tăng khả năng thụ thai

  • Phòng ngừa buồng trứng đa nang.

Công dụng tinh chất mầm đậu nành

  • Mầm đậu nành giúp ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt

  • Bằng chứng y học thu thập trong khoảng 30 năm qua cho thấy, phytoestrogen có trong mầm đậu nành có ảnh hưởng tích cực chống lại các bệnh tim mạch. Tuy nhiên kết quả từ nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa phytoestrogen và bệnh tim mạch không hoàn toàn nhất quán.
  • Giảm tình trạng loãng xương: Nhiều nghiên cứu cho thấy, phytoestrogen trong mầm đậu nành giúp ngăn ngừa tình trạng mất chất xương ở phụ nữ sau mãn kinh. Thông qua khả năng làm giảm hoạt động của tế bào hủy xương và tăng hoạt động của tế bào tạo xương. 
  • Giảm các triệu chứng mãn kinh và tiền mãn kinh

So sánh tác dụng không mong muốn của dầu hoa anh thảo và tinh chất mầm đầu nành

Tác dụng không mong muốn tinh dầu hoa anh thảo

  • Đau bụng, buồn nôn. 
  • Đau dạ dày.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Trong một số ít trường hợp, dầu hoa anh thảo có thể gây ra phản ứng dị ứng với các triệu chứng như viêm tay chân, phát ban, khó thở, khò khè.
  • Dầu hoa anh thảo còn có thể làm hạ huyết áp.
  • Nếu bạn dùng chất chống đông máu, dầu hoa anh thảo có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Phụ nữ mang thai không nên dùng dầu hoa anh thảo vì có khả năng biến chứng.
  • Dầu hoa anh thảo cũng có thể làm tăng nguy cơ co giật cũng như buồn nôn và ói mửa nghiêm trọng đối với những người dùng thuốc phenothiazin.

Tác dụng không mong muốn của tinh chất mầm đậu nành

  • Lạnh bụng, gây rối loạn tiêu hóa
  • Người bị đau dạ dày không nên lạm dụng
  • Người bị u xơ tử cung, u tuyến vú, u lạc nội mạc tử cung không nên uống mầm đậu nành bởi isoflavon trong mầm đậu nành có thể kích thích sự phát triển của các khối u nhanh hơn.
  • Thúc đẩy sự phát triển ung thư vú
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú cũng không nên uống mầm đậu nành vì lượng estrogen trong mầm đậu nành có thể ảnh hưởng đến giới tính của trẻ cũng như làm tăng lượng estrogen không cần thiết cho các chị em.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *